Phần
II
Ngày
tiếp theo: 28 – 02 -2014 (28/ Giêng /
Giáp Ngọ)
A) AI XUÔI XỨ LẠNG CÙNG TÔI: ĐÔNG KHÊ và KHÁNH KHÊ
Đúng 6 h, mọi người đã tề tựu tại sảnh nhà nghỉ, sẵn sàng lên đường. Ra xe.
Trời còn chưa sáng hẳn. Tuy là TP nhưng xe chạy trên đường nhìn xa một chút thì chỉ thấy các vùng thấp lõm hoặc khe suối của núi rừng không như các TP đồng bằng . Tiếc rằng không đủ ánh sáng và chỗ ngồi trong xe không thuận tiện để có thể ghi vài hình ảnh. Đích đến chặng (I) là TP Lạng Sơn.
Ở dưới xuôi đi Lạng Sơn, ta hát: “ AI LÊN XỨ LẠNG CÙNG ANH” nhưng hôm nay chúng tôi đã có điều đặc biệt (hiếm có) là đi từ Cao Bằng xuống, vậy nên tôi bỗng nghĩ ra cần phải viết: AI XUÔI XỨ LẠNG CÙNG TÔI, không biết còn có dịp nào khác tôi lại được thốt lên như thế nữa ?
Đoạn đầu là tới Đông Khê. Nhớ ngay câu hát thời chống Pháp: “Vào Đông Khê, đầu tiên trong chiến dịch biên giới; Vào Đông Khê, đoàn quân Cao-Bắc-Lạng chiến thắng; Ánh lửa hồng sáng rực chiến công … “
Phải “bổ túc” sức khoẻ, nạp năng lượng đã. Dừng xe, ăn sáng.
Tại đây, “quý khách” có thể theo ý thích gọi bún thịt quay có lạp xường hoặc không, bún vịt, hoặc bún thịt heo. Mọi người đều được nhà hàng “phục vụ” không ai bị bỏ sót.
Dọc đường, qua Lũng Phầy, xe tạm dừng để mọi người thăm thú nơi này ghi danh một thời chống Pháp (Xem ảnh)
A) AI XUÔI XỨ LẠNG CÙNG TÔI: ĐÔNG KHÊ và KHÁNH KHÊ
Đúng 6 h, mọi người đã tề tựu tại sảnh nhà nghỉ, sẵn sàng lên đường. Ra xe.
Trời còn chưa sáng hẳn. Tuy là TP nhưng xe chạy trên đường nhìn xa một chút thì chỉ thấy các vùng thấp lõm hoặc khe suối của núi rừng không như các TP đồng bằng . Tiếc rằng không đủ ánh sáng và chỗ ngồi trong xe không thuận tiện để có thể ghi vài hình ảnh. Đích đến chặng (I) là TP Lạng Sơn.
Ở dưới xuôi đi Lạng Sơn, ta hát: “ AI LÊN XỨ LẠNG CÙNG ANH” nhưng hôm nay chúng tôi đã có điều đặc biệt (hiếm có) là đi từ Cao Bằng xuống, vậy nên tôi bỗng nghĩ ra cần phải viết: AI XUÔI XỨ LẠNG CÙNG TÔI, không biết còn có dịp nào khác tôi lại được thốt lên như thế nữa ?
Đoạn đầu là tới Đông Khê. Nhớ ngay câu hát thời chống Pháp: “Vào Đông Khê, đầu tiên trong chiến dịch biên giới; Vào Đông Khê, đoàn quân Cao-Bắc-Lạng chiến thắng; Ánh lửa hồng sáng rực chiến công … “
Phải “bổ túc” sức khoẻ, nạp năng lượng đã. Dừng xe, ăn sáng.
Tại đây, “quý khách” có thể theo ý thích gọi bún thịt quay có lạp xường hoặc không, bún vịt, hoặc bún thịt heo. Mọi người đều được nhà hàng “phục vụ” không ai bị bỏ sót.
Dọc đường, qua Lũng Phầy, xe tạm dừng để mọi người thăm thú nơi này ghi danh một thời chống Pháp (Xem ảnh)
Đoạn văn tóm tắt trên tấm bia LŨNG PHẦY (ĐÈO LỬA): (KHẮC CHỮ IN KIỂU VIẾT HOA)
“ DI TÍCH CHIẾN THẮNG LŨNG PHẦY
TỪ 1947 ĐẾN NĂM 1950 TRÊN ĐÈO BÔNG LAU- LŨNG PHẦY BỘ ĐỘI CHỦ LỰC, BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG VÀ DÂN QUÂN DU KÍCH ĐÃ PHỐI HỢP TẤN CÔNG CÁC ĐOÀN XE QUÂN SỰ CỦA THỰC DÂN PHÁP GIÀNH THẮNG LỢI TO LỚN.
- NGÀY 18 - 6 – 1949 QUÂN TA PHÁ HỎNG 10 XE DIỆT 100 TÊN LÍNH NGỤY THU TOÀN BỘ VŨ KHÍ TRANG BỊ.
- NGÀY 3 – 9 – 1949 TA CHẶN ĐÁNH ĐOÀN XE PHÁ HỦY 35 XE TIÊU DIỆT 94 TÊN BẮT SỐNG 93 TÊN LÍNH NGỤY, LÀM BỊ THƯƠNG HƠN 100 TÊN KHÁC THU TOÀN BỘ VŨ KHÍ.
- NGÀY 27 – 6 – 1950 TA DIỆT 103 TÊN BẮT SỐNG 37 TÊN.
NHỮNG CHIẾN CÔNG NÀY ĐÃ GÓP PHẦN VÀO CHIẾN THẮNG ĐƯỜNG SỐ 4 ANH HÙNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI, GIẢI PHÓNG LẠNG SƠN NĂM 1950 “
“ DI TÍCH CHIẾN THẮNG LŨNG PHẦY
TỪ 1947 ĐẾN NĂM 1950 TRÊN ĐÈO BÔNG LAU- LŨNG PHẦY BỘ ĐỘI CHỦ LỰC, BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG VÀ DÂN QUÂN DU KÍCH ĐÃ PHỐI HỢP TẤN CÔNG CÁC ĐOÀN XE QUÂN SỰ CỦA THỰC DÂN PHÁP GIÀNH THẮNG LỢI TO LỚN.
- NGÀY 18 - 6 – 1949 QUÂN TA PHÁ HỎNG 10 XE DIỆT 100 TÊN LÍNH NGỤY THU TOÀN BỘ VŨ KHÍ TRANG BỊ.
- NGÀY 3 – 9 – 1949 TA CHẶN ĐÁNH ĐOÀN XE PHÁ HỦY 35 XE TIÊU DIỆT 94 TÊN BẮT SỐNG 93 TÊN LÍNH NGỤY, LÀM BỊ THƯƠNG HƠN 100 TÊN KHÁC THU TOÀN BỘ VŨ KHÍ.
- NGÀY 27 – 6 – 1950 TA DIỆT 103 TÊN BẮT SỐNG 37 TÊN.
NHỮNG CHIẾN CÔNG NÀY ĐÃ GÓP PHẦN VÀO CHIẾN THẮNG ĐƯỜNG SỐ 4 ANH HÙNG GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI, GIẢI PHÓNG LẠNG SƠN NĂM 1950 “
Nơi dừng chân quan trọng nhất và cũng dành thì giờ đáng kể nhất là cầu và ngầm
KHÁNH KHÊ, nơi xẩy ra trận đánh ác chiến nhất, hy sinh lớn nhất và giặc xâm lược
cũng bỏ mạng nhiều nhất cuối tháng 2 -1979 tiếp sang đầu tháng 3 - 1979. Nơi
đây máu đã nhuộm đỏ sông Kỳ Cùng ! Tôi bỗng nhớ lại liễn
đối của câu đối chốngTàu xưa, liễn đối của sứ Việt Nam Giàng văn Minh trước vua
Tàu làm cho tên vua hống hách tức uất và ra lệnh giết chết vị sứ Việt Nam tài
giỏi yêu nước và bất khuất:
“Đằng giang tự cổ huyết do hồng” (Sông Bạch Đằng từ xưa máu đã nhuộm đỏ). Máu các Anh đã đổ để bảo vệ Tổ quốc đồng thời làm cho máu giặc phải đổ nhuộm đỏ khúc sông, chúng phải trả giá, phải đền tội. (Các ảnh chụp tại cầu Khánh Khê).
“Đằng giang tự cổ huyết do hồng” (Sông Bạch Đằng từ xưa máu đã nhuộm đỏ). Máu các Anh đã đổ để bảo vệ Tổ quốc đồng thời làm cho máu giặc phải đổ nhuộm đỏ khúc sông, chúng phải trả giá, phải đền tội. (Các ảnh chụp tại cầu Khánh Khê).
Trước đó là toàn Đoàn, dẫu đường lên có trơn và ướt dính đất sét, vẫn đông đủ
lên nhà bia tưởng niệm các Liệt sĩ sư 337
đã hy sinh tại nơi đây. (Các ảnh chụp).
Trích một đoạn bài viết TRẬN ĐÁNH BÊN SÔNG KỲ CÙNG:
“ 35 năm trước, quân Trung quốc tấn công ta từ 17-2 -1979 theo hướng từ Hữu Nghị quan về Thị xã Lạng Sơn nhưng tới ngày 3-3-1979 địch mới tới được bờ bắc sông Kỳ Cùng với tốc độ tiến quân chưa đến 0,8 km/ ngày. Năm 1979, Sư đoàn 337 đang làm nhiệm vụ ở QK4 thì được điều động lên biên giới phía Bắc. Vừa hành quân thần tốc “dặm bước thần kỳ phong cách Quang Trung” vừa bổ sung lực lượng, đến ngày 25-2-1979 cơ bản lực lượng của Sư đoàn đã vượt qua 500 km từ Nghệ An đến Lạng Sơn và ngay lập tức bước vào chiến đấu. Nhiệm vụ của sư đoàn lúc đó được trên giao là ngăn chặn thê đội 2 của địch tấn công theo hướng đường 1B với ý đồ vu hồi phía sau thị xã Lạng Sơn .” Nếu chúng thực hiện được việc này Lạng Sơn sẽ hoàn toàn bị chia cắt, lúc đó sẽ rất khó đuổi chúng đi, hoặc nếu có đi cũng sẽ kèm theo những điều kiện rât ghê gớm”, đại tá Nguyễn Chấn nhớ lại.”
“ 35 năm trước, quân Trung quốc tấn công ta từ 17-2 -1979 theo hướng từ Hữu Nghị quan về Thị xã Lạng Sơn nhưng tới ngày 3-3-1979 địch mới tới được bờ bắc sông Kỳ Cùng với tốc độ tiến quân chưa đến 0,8 km/ ngày. Năm 1979, Sư đoàn 337 đang làm nhiệm vụ ở QK4 thì được điều động lên biên giới phía Bắc. Vừa hành quân thần tốc “dặm bước thần kỳ phong cách Quang Trung” vừa bổ sung lực lượng, đến ngày 25-2-1979 cơ bản lực lượng của Sư đoàn đã vượt qua 500 km từ Nghệ An đến Lạng Sơn và ngay lập tức bước vào chiến đấu. Nhiệm vụ của sư đoàn lúc đó được trên giao là ngăn chặn thê đội 2 của địch tấn công theo hướng đường 1B với ý đồ vu hồi phía sau thị xã Lạng Sơn .” Nếu chúng thực hiện được việc này Lạng Sơn sẽ hoàn toàn bị chia cắt, lúc đó sẽ rất khó đuổi chúng đi, hoặc nếu có đi cũng sẽ kèm theo những điều kiện rât ghê gớm”, đại tá Nguyễn Chấn nhớ lại.”
Hình ảnh tấm bia đầu ngầm Khánh Khê (nay đã bị đập bỏ gần hết nhất là chỗ có các chữ- hình ảnh này nay chỉ còn ở các tư liệu cũ mà thôi) . Nhân dân- (ai đó) , đã đặt bát hương bên kia con đường nhỏ để còn có chỗ thắp nén nhang: cho các Anh đã ngã xuống vĩnh viễn không trở về (hay cho kẻ xâm lược đã bỏ mạng nơi này- đang trăn trở tự hỏi- xem ảnh phía trên: Hình ảnh bát hương )
ẢNH TƯ LIỆU CŨ:
“ Trong suốt cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống quân
xâm lược tại tuyến phòng thủ này, những người lính của 337 cùng quân dân huyện
Văn Quan đã chiến đấu anh dũng kiên cường
bám trụ “một tấc không đi, một ly không rời” quyết không để địch vượt qua sông Kỳ
Cùng.
Từ 28-2 (Đoàn chúng tôi đến bên cầu cũng đúng ngày 28-2 chỉ có điều là sau 35 năm) đến 5-3-1979 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt. Địch lợi dụng “số đông”, lực lượng áp đảo đã mở nhiều cuộc tấn công sống chết nhằm vượt sông đều bị ta đánh bật trở lại. Sáng 28 – 2-1979 địch huy động 2 quân đoàn và dân binh cùng hàng trăm khẩu pháo các loại nổ súng tấn công toàn tuyến phòng ngự của sư đoàn. Cuộc chiến đấu tại cao điểm 649, điểm cao nhất trong hệ thống cao điểm quanh khu vực cầu Khánh Khê, diễn ra cực kỳ ác liệt. Ta bắn sang địch 1 viên đạn thì chúng đáp trả 100 lần, đại tá Hoàng Hoa Chiến- nguyên trưởng ban tác chiến sư 337 nhớ lại.
Tại điểm cao này, đại đội 9 thuộc tiểu đoàn 3 do trung đội trưởng Trần Minh Lệ đã kiên cường chống trả gần 13 đợt tấn công của địch. Sau 2 ngày chiến đấu phía ta đã thương vong nhiều. Lương thực và đạn dược đều cạn trong khi lực lượng của địch vẫn áp đảo. Bị trọng thương, anh Trần Minh Lệ vẫn không rời trận địa mà chờ địch vào gần mới giật thủ pháo tiêu diệt địch và anh đã hy sinh anh dũng.
Theo tài liệu tổng kết của 337, ước tính ta đã tiêu diệt hơn 2000 giặc, phá 8 xe tăng, thu được một số vũ khí, chặn đứng và đánh bại ý định vu hồi bao vây chia cắt Lạng Sơn của địch. Thế nhưng bên ta hơn 650 cán bộ và chiến sĩ Sư đoàn 337 đã vĩnh viễn nằm xuống hai bên bờ sông Kỳ Cùng ! … “
. . . . .
Thật xót xa dòng chữ “SƯ ĐOÀN 337 ĐÃ ĐÁNH BẠI VÀ CHẶN ĐỨNG QUÂN ... (chỗ này đã từng bị đục bỏ) XÂM LƯỢC” nay lại bị đập nát gần hết!.
Từ 28-2 (Đoàn chúng tôi đến bên cầu cũng đúng ngày 28-2 chỉ có điều là sau 35 năm) đến 5-3-1979 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt. Địch lợi dụng “số đông”, lực lượng áp đảo đã mở nhiều cuộc tấn công sống chết nhằm vượt sông đều bị ta đánh bật trở lại. Sáng 28 – 2-1979 địch huy động 2 quân đoàn và dân binh cùng hàng trăm khẩu pháo các loại nổ súng tấn công toàn tuyến phòng ngự của sư đoàn. Cuộc chiến đấu tại cao điểm 649, điểm cao nhất trong hệ thống cao điểm quanh khu vực cầu Khánh Khê, diễn ra cực kỳ ác liệt. Ta bắn sang địch 1 viên đạn thì chúng đáp trả 100 lần, đại tá Hoàng Hoa Chiến- nguyên trưởng ban tác chiến sư 337 nhớ lại.
Tại điểm cao này, đại đội 9 thuộc tiểu đoàn 3 do trung đội trưởng Trần Minh Lệ đã kiên cường chống trả gần 13 đợt tấn công của địch. Sau 2 ngày chiến đấu phía ta đã thương vong nhiều. Lương thực và đạn dược đều cạn trong khi lực lượng của địch vẫn áp đảo. Bị trọng thương, anh Trần Minh Lệ vẫn không rời trận địa mà chờ địch vào gần mới giật thủ pháo tiêu diệt địch và anh đã hy sinh anh dũng.
Theo tài liệu tổng kết của 337, ước tính ta đã tiêu diệt hơn 2000 giặc, phá 8 xe tăng, thu được một số vũ khí, chặn đứng và đánh bại ý định vu hồi bao vây chia cắt Lạng Sơn của địch. Thế nhưng bên ta hơn 650 cán bộ và chiến sĩ Sư đoàn 337 đã vĩnh viễn nằm xuống hai bên bờ sông Kỳ Cùng ! … “
. . . . .
Thật xót xa dòng chữ “SƯ ĐOÀN 337 ĐÃ ĐÁNH BẠI VÀ CHẶN ĐỨNG QUÂN ... (chỗ này đã từng bị đục bỏ) XÂM LƯỢC” nay lại bị đập nát gần hết!.
( CÒN PHẦN CUỐI)
B) ĐƯỜNG VỀ HÀ NỘI:
BÊN CỬA KHẨU TÂN THANH VÀ QUA ẢI CHI LĂNG
B) ĐƯỜNG VỀ HÀ NỘI:
BÊN CỬA KHẨU TÂN THANH VÀ QUA ẢI CHI LĂNG
Tôi nhớ, nếu không nhầm thì hồi 1953, khi bọn chúng mình sang Trung Quốc đã hành quân qua sông Kỳ Cùng êm đềm này ( Nếu nhầm thì mong được chỉ bảo ). Học bài học địa lý còn biết sông Kỳ Cùng là con sông không chảy ra biển mà chảy ngược sang Trung Quốc (?). Vậy là con sông này còn quá nhiều duyên nợ với Việt Nam, với thế hệ chúng ta . Tôi thực sự xúc động khi anh Phiến viết "Nơi đây máu đã nhuộm đỏ sông Kỳ Cùng " !
Cảm ơn anh về bài viết và hình ảnh rất rõ nét và có nội dung .