Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

THÀNH PHỐ BÊN SÔNG HÀN

CHUYẾN ĐI NGHỈ BIỂN VÀ ĐẢO - Phần III


Phần III - (Phần cuối)
THÀNH PHỐ BÊN SÔNG HÀN
Thành phố Đà Nẵng
Chúng tôi đã đến TP này không ít lần. Riêng tôi, fiohantb thì sau giải phóng miền nam 1975 và thống nhất đất nước, năm 1976 tôi đã vào Đà Nẵng,với tư cách là cán bộ giáo dục chi viện cho miền nam giải phóng. Lúc đó TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam còn chung một đơn vị hành chính cấp tỉnh, tên gọi bao gồm cả hai địa danh: tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng , TP là của tỉnh.Tôi công tác chuyên viên ở Sở GD một năm, sau đó về nhận chức trách Hiệu trưởng một trường cấp 3(ngày nay là THPT) thời gian 02 năm, rồi trở lại ra Bắc cho đến ngày nghỉ hưu.
Năm 2002, đã là nhà giáo nghỉ hưu một số năm, tôi và bà xã thực hiện một chuyến đi “xuyên Việt” bằng đủ các loại phương tiện giao thông đã có được lúc bấy giờ: ô tô, xe lửa, máy bay, và cả xe máy (mình tự dùng) khi đến một TP, hay một nơi có nghỉ lại vài ba ngày nào đó, mượn xe con cháu hoặc thuê xe như ở Đà Nẵng có dịch vụ cho thuê xe máy, xe đạp, nay thì cả ô tô. Từ Hà Nội, đến Huế, qua Đà Nẵng, vào Nha Trang, lên Ban Mê Thuật, thăm Đà Lạt , về Sài Gòn và bay ra Hà Nội. Chuyến đi gọi là đã được tuỳ ý nghỉ ngơi của thời gian hưu và còn khá tốt về sức khoẻ. Thăm con cháu, người thân, bạn bè, một chuyến đi nhiều kỷ niệm. Chẳng hạn tại Huế, tôi đến thăm gia đình bạn học
của một trường khu 4 từ hồi còn KC chống Pháp (trước chiến thắng Điện Biên Phủ), khi chia tay rời trường bạn có ghi “mong  có ngày gặp nhau” (vào năm 1954), rồi khi giải phóng miền nam biết được anh về quê Huế, một thời kỳ làm hiệu trưởng trường Quốc học Huế, đến 2002 chúng tôi ghé vào, gặp nhau tay bắt mặt mừng, bạn nói “lời mời gần năm chục năm sau mới có cơ hội thành hiện thực”.
Sau năm đó, có các lần tôi cùng gia đình các con cháu đi nghỉ biển Đà Nẵng …
Năm nay trở lại, dừng chân vài ngày thăm thành phố đầy sức sống và đang đổi mới từng ngày. Không viết thêm gì nhiều hơn để khỏi các cụ “nhàm chán”, xin đưa lên các hình ảnh tôi ghi lại được, dẫu sao cũng sinh động hơn là đọc chữ, và cũng nhằm kết thúc loạt bài viết về chuyến đi biển và đảo miền trung dịp cuối hè thời tiết hay thất thường nắng, mưa, gió, nóng, bão, giông của năm 2013 này.
Trở lại Hà Nội, đón tháng 9, mùa thu- mùa thu Hà Nội.



Trong nhà nghỉ - Bên đường Trường Sa ven biển ĐN 
Qua cửa sổ, nhìn sang một nhà nuôi yến gần bên.
Có chim yến bay ra bay vào nhưng 
không thể thấy được trong hình (chỉ là các chấm rất nhỏ).
 Cầu Rồng TP Đà Nẵng
Hàng tuần, cứ vào tối thứ 7 và tối chủ nhật thì"rồng" phun nước hoặc lửa chừng 1/2 giờ.
"Chân rồng" bám vào thành cầu (chụp khi ngồi trong xe ta-xi đang chạy)
Lững thửng bên  bờ sông Hàn - Đường Bạch Đằng


 Bên kia đường là UBND TP
Vệt máy bay trên bầu trời Đà Nẵng
Thư dãn bên sông Hàn - Nơi trước đây có bến phà qua quận 3

Cầu Trần Thị Lý - Xe sắp lên cầu

Cầu Trần Thị Lý- Nhìn từ đường Bạch Đằng trước UBND TP
Cảnh một đường phố Đà Nẵng
Toà nhà cao tầng HAGL bên sông Hàn, bên cạnh là toà "bắp ngô" gần hoàn thiện.


Cây đa - khu thư viện Đà Nẵng - bên bờ sông Hàn 
Nhà thi đấu TDTT Đà Nẵng- hình đĩa bay
Đang có Đại hội TDTT của một quận

Một nhà thi đấu TDTT khác 
CON ĐƯỜNG CÓ CÁC DÃY NHÀ ĐẸP
  
BIỆT THỰ HOẶC DÀNH CHO CÁC ĐÁM CƯỚI SANG TRỌNG 
Biển Đà Nẵng sớm mai- Biển đẹp, nước xanh, cát mịn phẳng 
***
CHÀO TẠM BIỆT TP BÊN SÔNG HÀN !
Đường ra sân bay phải qua một trong hai cầu:
1- Cầu Rồng (ảnh chụp buổi chiểu trước hôm về):


2- Cầu Trần Thị Lý: Chụp lúc xe qua giữa cầu (trước hôm về)
 
HẸN GẶP LẠI !
***
Về Hà Nội : TRỜI MƯA!


 

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

CÙ LAO CHÀM ( ĐI BIỂN VÀ ĐẢO-Phần II )

CHUYẾN ĐI NGHỈ BIỂN VÀ ĐẢO- Phần II: CÙ LAO CHÀM



CHUYẾN ĐI NGHỈ BIỂN VÀ ĐẢO – Phần II
CÙ LAO CHÀM
II.1- Thay vì đi Bà Nà (dễ dàng hơn), chúng tôi quyết định đi cù lao Chàm. Có chút mạo hiểm vì đi biển với Bà (bà xã) chân không được khoẻ, và hai cháu trong đó cháu bé chỉ mới 8 tuổi, nhưng nói chung là đều có biết bơi và không sợ sóng biển. 
Từ nhà nghỉ Phố Hội – Cẩm Nam có xe tuyến du lịch đưa chúng tôi ra Cảng du lịch Cửa Đại, cách chừng 5 km. Vì đi biển nên tại đây có làm thủ tục tối thiểu- bán vé lên tàu ra đảo.
Cù lao Chàm là một tập hợp đảo lớn bé gồm 8 đảo, gọi là các hòn. Khách ra đảo chỉ đến một vài hòn, tàu du lịch đưa khách từ Cửa Đại ra hòn lớn nhất, cũng là nơi dân đảo tập trung nhất và có các nhà hàng, dịch vụ cần thiết cho du khách. Đảo lớn này cách Cảng Cửa Đại khoảng 15 km, tàu biển chạy chừng  non nửa giờ. Lên tàu, mọi người đều phải mặc áo phao. Ban đầu rất nóng và khó chịu nhưng là điều bắt buộc. Khi tàu ra khơi thì bù lại có gió mát rượi nên lại vui vẻ và chẳng ai làm điều ngược lại cởi bỏ áo phao phòng tai nạn. Đến bãi xuống, người ta phải làm chiếc ghế thang bằng sắt hàn đặt trước mũi tàu thuyền cho khách bước xuống bờ cát vì không có cầu tầu tại chỗ.
Cù lao Chàm là tên gọi hiện nay. Trước đây còn có các tên gọi khác như Tiên Bích La,“Champello”, “ Pulicium”. 
Tại đảo chính, trước tiên có hướng dẫn viên đưa khách tham quan Khu bảo tàng của đảo. Có những vỏ ốc to cỡ quả bí ngô, vỏ ốc gai cỡ quả sầu riêng. Cù lao Chàm cũng là nơi có nghề đi lấy yến sào (nơi có tổ yến). Tiếp đến là xem chiếc giếng cổ Chăm-pa, người thuyết minh nói giếng đã 700 tuổi (?), điều khẳng định là giếng này vốn xưa là của người Chăm. Nước giếng luôn trong mát và giếng không bao giờ cạn. Bên bờ giếng là một cây bàng (có nhiều ở vùng đảo này) toả bóng mát. Qua một làng quê, họ bày bán các thứ quả thuốc nam như quả nhàu (có cả lọ đã chế biến) và một số các thứ thuốc nam khác. Băng qua một cánh đồng chúng tôi thăm ngôi chùa Hải Tạng, gồm một chùa xưa (mọi người đến lễ khá đông) và một chùa mới xây cất hoành tráng nhưng lại rất vắng lặng (?). Tôi liên tưởng đến chùa Bái Đính ở Ninh Bình. Cũng một ngôi chùa cổ xưa gần ngôi chùa mới bề thế nhiều kỷ lục nhất Việt Nam. Chỉ có khác là chùa Bái Đính mới luôn đông đúc nhộn nhịp.
Phần mình, tôi chỉ thích các chùa cổ xưa, hoặc còn giữ nguyên hoặc có tôn tạo nhưng vẫn bảo tồn ngôi chùa cổ.
II.2- Sau khi tham quan giếng cổ, chùa xưa, trở về lại bến bãi tắm ở đảo, các du khách khoẻ mạnh và có sở thích tắm biển ngắm san hô thì lên tàu đi đến đảo hòn Dài (cách nơi đến ban đầu chừng 5 km). Bà(bà xã) không thể tham gia công chuyện này, đành ra ghế bố bên bờ biển dưới rặng dừa bóng mát ngồi nghỉ. Mọi người tham gia đều chỉ mặc đồ bơi. Trừ bà nghỉ lại, ông và gia đình con gái gồm cả hai bé đều đi tắm biển ngắm san hô. Lên tàu, cậu phụ trách công chuyện này cứ căn vặn mãi : ông có phải phòng gì về tim mạch không đấy? Tôi phải lấn lướt: cháu khỏi lo, yên tâm, ông an toàn. Mà cũng may mắn đúng  là như vậy, cuộc tắm biển ngắm san hô an toàn. Tuy nhiên tắm biển thì thích, nhưng san hô thì rất tầm thường chẳng có mấy màu sắc và phong phú. Tất cả chừng một giờ, trở lại khu dịch vụ, mọi người nghỉ và ăn trưa, hải sản đặc sản tươi ngon và phong phú: có các loại ốc, mực, tôm, cua, cá … Lần này chúng tôi xài mấy món ốc: Ốc nón, ốc vú nàng  và mực. Hôm ở Hội An đã có món tu hài, bề bề (tôm tít) . Vì tắm biển ngắm san hô thì hoàn toàn không thể dùng máy ảnh, nên chỗ này chỉ xin “mượn’ít ảnh có trên mạng thay thế. (Đoạn tắm biển tất cả phải có mặc áo phao vì biển sâu từ 5m đến 10m nước).
Tầm vừa hơn 2 giờ chiều, mọi người lên tàu trở về đất liền. Chúng tôi trở lại Hội An rồi tạm biệt phố cổ, và chiều hôm đó trở lại Đà Nẵng.


Bến cảng du lịch sông Hội
Bà cháu ngồi nghỉ chờ lấy vé tàu ra đảo
Trên tàu phải mặc áo phao,
Một số khách trẻ lên boong ngồi.
Bà và cháu trên tàu
TRỜI, MÂY, ĐẤT, BIỂN GẦN BỜ
Sóng đánh mạn tàu
 

MÂY TRỜI
Đã đến gần hòn đảo đầu tiên : hòn Một

Trong bảo tàng đảo: Vỏ ốc to bằng quả bí ngô
Vỏ ốc gai to cỡ quả sầu riêng
Giếng Chăm cổ (700 tuổi?) luôn có nước trong mát

Mọi người quây quanh giếng, cây bàng xanh mát bên bờ
QUẢ NHÀU - Trị đau lưng - Đặc sản Cù lao Chàm
Chùa Hải Tạng - chùa cổ
Chùa Hải Tạng - chùa mới, khá gần nơi chùa cũ.
 Trong chùa cổ, cô hướng dẫn viên đang thuyết minh về chùa
Bên phải thờ thần 
Bảng thuyết minh
 Bữa trưa : có món mực, ốc nón
Và đĩa ốc vú nàng 
Thêm một cháu gái đi lẻ nên ghép hoà cùng chung vui
Ốc vú nàng: phải lật sấp vỏ mới thấy hinh "vú nàng" 
Ốc vú nàng bám trên đá (ảnh trên mạng)

Cua đá (ảnh trên mạng)
Hôm đó nhà hàng cũng hỏi chúng tôi có gọi thêm cua đá không? nhưng e không thể 

dùng nhiều thứ trong một bữa nên đoàn thăm đảo phải stop.


Nghỉ ngơi sau bữa trưa dưới bóng mát rặng dừa bên bãi biển.
Bà (bà xã) và cô cháu mới quen


Trở về đất liền-Tàu đang trên chỗ nước sâu biển xanh ngắt.

Nước sâu sóng lớn

Trở lại nhà nghỉ Phố Hội để lên xe về Đà Nẵng

Hơn 3 giờ . Chào tạm biệt Hội An
***
Vài  hình ảnh trên mạng tắm biển ngắm san hô ở hòn Dài- Cù lao Chàm


Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

PHỐ CỔ HỘI AN -CHÙA CẦU

Lên bờ: THAM QUAN PHỐ HỘI


I.4 - Chúng tôi cho thuyền cập bến Hội An, và để thuyền quay về trước, đoàn mini gia đình 3 thế hệ lên bờ, đi dạo tung tăng Phố Hội. Không phải là lần đầu đến nơi đây nên chúng tôi cũng nhẩn nha, lũ trẻ lên bộ chạy nhảy trên hè đường phố, người lớn xem cảnh tấp nập phố phường ban ngày buổi chiều xuống, khách du lịch (khá đông người nước ngoài đi tua) tham quan một dịa danh đã qua thời gian dài có nhiều dấu vết giao thoa giao tiếp Á- Âu, của người Nhật, người Tàu, người phương Tây và người bản địa. Dấu vết Nhật đặc trưng tại chùa Cầu và dấu vết Tầu rõ nét ở các nhà hội quán. Ghi nhanh một vài hình ảnh buổi thăm viếng này.

Đã đến Phố Hội- Khu phố cổ bên bờ sông. Sẵn sàng lên bờ.
Cầu Hội An- Qua cầu vào thị xã.
 
 Phố xá Hội An
 
 TRONG VÀ NGOÀI CHÙA CẦU
 Bên bờ con sông nhỏ có chùa Cầu bắc qua

Tung tăng dạo phố cổ

* CHÀO TẠM BIỆT PHỐ CỔ HỘI AN- NGÀY MAI VỀ ĐÀ NẴNG.

Tiếp: SÓNG NƯỚC SÔNG THU VÀ PHỐ CỔ HỘI AN (I.3)


Ngày 02 tháng 9 năm 2013

SÓNG NƯỚC SÔNG THU VÀ PHỐ CỔ HỘI AN (Tiếp)

* I.3- Phần này không viết gì nhiều mà chỉ nối tiếp phần trên (I.2), chủ yếu đăng tải các hình ảnh để mọi người đỡ phải đọc chữ nhức mắt, và cũng cho không dồn số lượng ảnh nhiều vào một entry làm nhàm chán các cụ các bạn. 
+ Gốm sứ dành cho ngành du lịch:



LÒ NUNG

+ Làng MỘC Kim Bồng:



Khách và chủ đang hỏi, đáp về sản phẩm mộc

( C Ò N  T I Ế P )

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

CHUYẾN ĐI NGHỈ BIỂN VÀ ĐẢO 8/2013 (Tiếp)

 Phần I- Hội An và Cù lao Chàm (tiếp)


SÓNG NƯỚC SÔNG THU VÀ PHỐ CỔ HỘI AN

* Sông Thu : Thu Bồn, đoạn cuối gần ra Cửa Đại.

 
I.2- Chúng tôi dành buổi chiều ngày 28/8 "mướn" chiếc thuyền máy chở khách của nhà nghỉ, đi tham quan trên dòng sông Thu, hai bên bờ một bên là phố cổ Hội An, bên kia là làng xưa, nay là làng du lịch ven sông của đảo Cẩm Nam. Với 6 thành viên gia đình nên không cầu kỳ, chiếc thuyền máy đã cũ, trang thiết bị đơn sơ nhưng bác tài người địa phương thứ thiệt vùng sông nước Hội An tuy giọng nói xứ "Quoảng" cực kỳ khó nghe ra, lại thêm tiếng máy nổ rền, nhưng vẫn làm chúng tôi vui vẻ vì nhiệt tình của bác tài. Có đoạn sông bác còn cho fiohantb ngồi cầm lái thứ thiệt con thuyền máy chạy cả cây số. Chỉ khi gần bờ mới trao tay lái trở lại bác tài. Bác giải thích các nơi đến, đi và nhiều nơi bác còn lên bờ đưa dẫn chúng tôi. Thật quý giá con người chân thành với nghề lao động sông nước.
Gần chiều tối, đến bến lên Phố Cổ, chúng tôi lên bờ để thuyền về trước. Chúng tôi sẽ trở về nhà nghỉ sau, bằng đường bộ (ta-xi). Dạo phố, qua Chùa Cầu; bởi đến Hội An mà chưa qua chùa Cầu thì xem như chưa đến. Tìm nơi ăn tối, trở về nhà  nghỉ, hết ngày thứ hai của chuyến đi.
Thời gian của chuyến đi tham quan này không nhiều, quãng đường cũng không quá dài, nhưng với chúng tôi ấn tượng sâu sắc là một vùng miền xưa của người Chăm. Dấu tích đáng kể nhất là tượng voi đá đền Hải Tạng bên bờ sông, tồn tại đến nay đã 7 thế kỷ (theo người dân kể), và các nghề cổ truyền mộc, gốm, đặc biệt nay làm gốm theo ngành nghề du lịch. Và có thể nói tiếng nói người xứ Quảng, vẫn còn nghe như có âm điệu tiếng Chăm.
Xin được trích đăng lại một đoạn trong bài viết của một blogger (THONG DONG) về cảm nhận này:


" Tiếng "Quoảng Nôm", thân yêu vùng đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm/ Rượu hồng đào chưa ngấm đã say…
Có chuyện rằng một sinh viên người QN nói trên TV: "Em xin trả lời câu hủa của nhà bố (báo) Tạ Bích Lan". Người Quảng chính gốc phát  âm các âm oi= ua, oan= an, uấn= ứn,....
Có câu chuyện vui sau.
“Gặp một cô gái xinh xắn ở bến xe đò, anh ngần ngừ muốn làm quen mờ hỏng biết tính mần seo. Anh theo cô gái lin xe đò, từ xe đò dzìa tận trong ngõ hẻm, thỉnh thoảng cô gái quay lợi liếc mét nhìn anh cừ làm anh choáng dzoáng. Cúi cùng chịu hỏng nủi, anh ngập ngừng lin tiếng:
- Cô ui cô, số điện thoại của cô số mí để tui liên lạc mí cô ?
Cô gái cừ lỏn lẻn:
- Tém hơi không, tém hơi, tém hơi...
- Cô lầm gùi, tui hỏng thích kí dzụ nì.
Cô gái đỏ mẹt:
-Thì em núi gùi đó, số của em lờ tém hơi không, tém hơi, tém hơi (820-8282)??”
Trong thơ của Nam Trân, bài Eng có sử dụng một vài thổ âm, thổ ngữ của đất Quảng - ta có thể hiểu “eng”: ăn; "đậu doáng": đậu váng; "đậu hảu": đậu hủ; "hột dịt": hột vịt; "eng hung": ăn lắm, ăn nhiều…
Ai eng chè đậu doáng
Ai eng đậu hảu không?
Ai eng hột dịt lộn
Ai ít ngọt? Xôi hông...?
Ta thử đọc xem, họ đang nói gì:
Chừ hay mai mốt anh ơi
Chu choa lâu rứa lơi bơi trổ trời
Ba nhe là bậu ba rơi
Ba lia, ba lém cùng đời ba lơn
Mưa dầm thấm đất lấm lem
Mưa chi dai nhách ba bên bốn bề…
Một giọng ca mộc mạc nhẹ nhàng. Khó có dịp nghe được một người hát âm ngữ Quảng Nam như thế này. Một chìu mưa ngọt nịm.
Mưa chìu kỷ nịm
Sáng tác Duy Yên-Quốc Kỳ
Nhớ chìu nồ em đến thă(â)m anh
H(aư)ai bên đường phố đ(o)ã lên đèn
Mưa xưn gieng… mờ trén khung trời       /trén=trắng
Ngồi bên nhau lưu liến
Mưa thấm ướt đôi bờ d(aư)aii   "

* Sau đây là một số hình ảnh fiohantb ghi lại:

 Hai bên bờ sông Thu - Bờ bên làng Cẩm Nam (Chụp từ cầu Cẩm Nam)
Bờ bên phố cổ (Chụp từ cầu Cẩm Nam)
 Trên thuyền
Nhìn lên khu nhà nghỉ ven sông (Riverside)
Chào người dân làng đánh cá trên sôngThuyền qua dưới cầu Cẩm Nam - Phố Hội
(Trong ảnh: chiếc thuyền tương tự thuyền chúng tôi)
Một khu nhà nghỉ khác ven sông, bên bờ xanh mát bóng tre
 Sóng nước bên mạn thuyền
Thêm một bác tài mới: FIOHANTB


GHÉ LÀNG GỐM 

Đình Xuân Mỹ và cây đa có tượng voi đá Chăm-pa trong thân
Voi đá Chăm-pa nhiều trăm tuổi (700 tuổi ?) trong thân cây đa.
Tham quan làng gốm Hội An
XEM LÀM GỐM- CÁC CHÁU TẬP LÀM GỐM



 Bé em (lớp 2) tập làm gốm


Bé em hoàn thành được một chiếc bình (lọ)- đương nhiên có cô thợ giúp hết ý.
Bé anh (lớp 6) tập làm gốm
Thành quả: Mỗi cháu sản xuất được một chiếc bình có ghi tên.
Đứa lớn - bình lớn, đứa bé - bình bé.



( C Ò N   T I Ế P )