Phần I- Hội An và Cù lao Chàm (tiếp)
SÓNG NƯỚC SÔNG THU VÀ PHỐ CỔ HỘI AN
* Sông Thu : Thu Bồn, đoạn cuối gần ra Cửa Đại.
I.2- Chúng tôi dành buổi chiều ngày 28/8 "mướn" chiếc thuyền máy chở khách của nhà nghỉ, đi tham quan trên dòng sông Thu, hai bên bờ một bên là phố cổ Hội An, bên kia là làng xưa, nay là làng du lịch ven sông của đảo Cẩm Nam. Với 6 thành viên gia đình nên không cầu kỳ, chiếc thuyền máy đã cũ, trang thiết bị đơn sơ nhưng bác tài người địa phương thứ thiệt vùng sông nước Hội An tuy giọng nói xứ "Quoảng" cực kỳ khó nghe ra, lại thêm tiếng máy nổ rền, nhưng vẫn làm chúng tôi vui vẻ vì nhiệt tình của bác tài. Có đoạn sông bác còn cho fiohantb ngồi cầm lái thứ thiệt con thuyền máy chạy cả cây số. Chỉ khi gần bờ mới trao tay lái trở lại bác tài. Bác giải thích các nơi đến, đi và nhiều nơi bác còn lên bờ đưa dẫn chúng tôi. Thật quý giá con người chân thành với nghề lao động sông nước.
Gần chiều tối, đến bến lên Phố Cổ, chúng tôi lên bờ để thuyền về trước. Chúng tôi sẽ trở về nhà nghỉ sau, bằng đường bộ (ta-xi). Dạo phố, qua Chùa Cầu; bởi đến Hội An mà chưa qua chùa Cầu thì xem như chưa đến. Tìm nơi ăn tối, trở về nhà nghỉ, hết ngày thứ hai của chuyến đi.
Thời gian của chuyến đi tham quan này không nhiều, quãng đường cũng không quá dài, nhưng với chúng tôi ấn tượng sâu sắc là một vùng miền xưa của người Chăm. Dấu tích đáng kể nhất là tượng voi đá đền Hải Tạng bên bờ sông, tồn tại đến nay đã 7 thế kỷ (theo người dân kể), và các nghề cổ truyền mộc, gốm, đặc biệt nay làm gốm theo ngành nghề du lịch. Và có thể nói tiếng nói người xứ Quảng, vẫn còn nghe như có âm điệu tiếng Chăm.
Xin được trích đăng lại một đoạn trong bài viết của một blogger (THONG DONG) về cảm nhận này:
* Sông Thu : Thu Bồn, đoạn cuối gần ra Cửa Đại.
I.2- Chúng tôi dành buổi chiều ngày 28/8 "mướn" chiếc thuyền máy chở khách của nhà nghỉ, đi tham quan trên dòng sông Thu, hai bên bờ một bên là phố cổ Hội An, bên kia là làng xưa, nay là làng du lịch ven sông của đảo Cẩm Nam. Với 6 thành viên gia đình nên không cầu kỳ, chiếc thuyền máy đã cũ, trang thiết bị đơn sơ nhưng bác tài người địa phương thứ thiệt vùng sông nước Hội An tuy giọng nói xứ "Quoảng" cực kỳ khó nghe ra, lại thêm tiếng máy nổ rền, nhưng vẫn làm chúng tôi vui vẻ vì nhiệt tình của bác tài. Có đoạn sông bác còn cho fiohantb ngồi cầm lái thứ thiệt con thuyền máy chạy cả cây số. Chỉ khi gần bờ mới trao tay lái trở lại bác tài. Bác giải thích các nơi đến, đi và nhiều nơi bác còn lên bờ đưa dẫn chúng tôi. Thật quý giá con người chân thành với nghề lao động sông nước.
Gần chiều tối, đến bến lên Phố Cổ, chúng tôi lên bờ để thuyền về trước. Chúng tôi sẽ trở về nhà nghỉ sau, bằng đường bộ (ta-xi). Dạo phố, qua Chùa Cầu; bởi đến Hội An mà chưa qua chùa Cầu thì xem như chưa đến. Tìm nơi ăn tối, trở về nhà nghỉ, hết ngày thứ hai của chuyến đi.
Thời gian của chuyến đi tham quan này không nhiều, quãng đường cũng không quá dài, nhưng với chúng tôi ấn tượng sâu sắc là một vùng miền xưa của người Chăm. Dấu tích đáng kể nhất là tượng voi đá đền Hải Tạng bên bờ sông, tồn tại đến nay đã 7 thế kỷ (theo người dân kể), và các nghề cổ truyền mộc, gốm, đặc biệt nay làm gốm theo ngành nghề du lịch. Và có thể nói tiếng nói người xứ Quảng, vẫn còn nghe như có âm điệu tiếng Chăm.
Xin được trích đăng lại một đoạn trong bài viết của một blogger (THONG DONG) về cảm nhận này:
" Tiếng "Quoảng Nôm", thân yêu
vùng đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm/ Rượu hồng đào chưa ngấm đã say…
Có chuyện rằng một sinh viên người QN
nói trên TV: "Em xin trả lời câu hủa của nhà bố (báo) Tạ Bích Lan". Người
Quảng chính gốc phát âm các âm oi= ua, oan= an, uấn= ứn,....
Có câu chuyện vui sau.
“Gặp một cô gái xinh xắn
ở bến xe đò, anh ngần ngừ muốn làm quen mờ hỏng biết tính mần seo. Anh theo cô
gái lin xe đò, từ xe đò dzìa tận trong ngõ hẻm, thỉnh thoảng cô gái quay lợi
liếc mét nhìn anh cừ làm anh choáng dzoáng. Cúi cùng chịu hỏng nủi, anh ngập
ngừng lin tiếng:
- Cô ui cô, số điện
thoại của cô số mí để tui liên lạc mí cô ?
Cô gái cừ lỏn lẻn:
- Tém hơi không, tém
hơi, tém hơi...
- Cô lầm gùi, tui hỏng
thích kí dzụ nì.
Cô gái đỏ mẹt:
-Thì em núi gùi đó, số của em lờ tém
hơi không, tém hơi, tém hơi (820-8282)??”
Trong thơ của Nam Trân, bài Eng có sử dụng một vài thổ âm,
thổ ngữ của đất Quảng - ta có thể hiểu “eng”: ăn; "đậu doáng": đậu
váng; "đậu hảu": đậu hủ; "hột dịt": hột vịt; "eng hung":
ăn lắm, ăn nhiều…
Ai eng chè đậu doáng
Ai eng đậu hảu không?
Ai eng hột dịt lộn
Ai ít ngọt? Xôi hông...?
Ta thử đọc xem, họ đang nói gì:
Chừ hay mai mốt anh ơi
Chu choa lâu rứa lơi bơi trổ trời
Ba nhe là bậu ba rơi
Ba lia, ba lém cùng đời ba lơn
Mưa dầm thấm đất lấm lem
Mưa chi dai nhách ba bên bốn bề…
Một giọng ca mộc mạc nhẹ nhàng. Khó có dịp nghe được một
người hát âm ngữ Quảng Nam như thế này. Một chìu mưa ngọt nịm.
Mưa chìu kỷ nịm
Sáng tác Duy Yên-Quốc Kỳ
Nhớ chìu nồ em đến thă(â)m anh
H(aư)ai bên đường phố đ(o)ã lên đèn
Mưa xưn gieng… mờ trén khung trời /trén=trắng
Ngồi bên nhau lưu liến
Mưa thấm ướt đôi bờ d(aư)aii "
* Sau đây là một số hình ảnh fiohantb ghi lại:
Đình Xuân Mỹ và cây đa có tượng voi đá Chăm-pa trong thân
Voi đá Chăm-pa nhiều trăm tuổi (700 tuổi ?) trong thân cây đa.
Tham quan làng gốm Hội An
XEM LÀM GỐM- CÁC CHÁU TẬP LÀM GỐM
Bé em (lớp 2) tập làm gốm
Bé em hoàn thành được một chiếc bình (lọ)- đương nhiên có cô thợ giúp hết ý.
Bé anh (lớp 6) tập làm gốm
Thành quả: Mỗi cháu sản xuất được một chiếc bình có ghi tên.
Đứa lớn - bình lớn, đứa bé - bình bé.
Hai bên bờ sông Thu - Bờ bên làng Cẩm Nam (Chụp từ cầu Cẩm Nam)
Bờ bên phố cổ (Chụp từ cầu Cẩm Nam)
Trên thuyền
Nhìn lên khu nhà nghỉ ven sông (Riverside)
Chào người dân làng đánh cá trên sôngThuyền qua dưới cầu Cẩm Nam - Phố Hội
(Trong ảnh: chiếc thuyền tương tự thuyền chúng tôi)
(Trong ảnh: chiếc thuyền tương tự thuyền chúng tôi)
Sóng nước bên mạn thuyền
Thêm một bác tài mới: FIOHANTB
GHÉ LÀNG GỐM
Đình Xuân Mỹ và cây đa có tượng voi đá Chăm-pa trong thân
Voi đá Chăm-pa nhiều trăm tuổi (700 tuổi ?) trong thân cây đa.
Tham quan làng gốm Hội An
XEM LÀM GỐM- CÁC CHÁU TẬP LÀM GỐM
Bé em (lớp 2) tập làm gốm
Bé em hoàn thành được một chiếc bình (lọ)- đương nhiên có cô thợ giúp hết ý.
Bé anh (lớp 6) tập làm gốm
Thành quả: Mỗi cháu sản xuất được một chiếc bình có ghi tên.
Đứa lớn - bình lớn, đứa bé - bình bé.
( C Ò N T I Ế P )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét