CHUYẾN ĐI CAO BẮC LẠNG
Phần I-Ngày 27-2-2014 (27/Giêng/Giáp Ngọ):
ĐI TRẨY NƯỚC NON CAO BẰNG
CUỘC HÀNH HƯƠNG LÊN BIÊN GIỚI PHÍA BẮC là tên gọi của chuyến đi hai ngày 27 & 28 – 02 -2014, cũng là hai ngày cuối cùng tháng Giêng / GiápNgọ của Đoàn cựu HS LSQL có mở rộng, “đã thành công tốt đẹp” (theo cách nói mỗi dịp tổng kết bế mạc các cuộc họp quan trọng cấp cao của VN ngày nay). Xuất phát từ HÀ NỘI 6 h sáng ngày 27 (tại địa điểm tập trung 75B Trần Hưng Đạo, nhà cụ X.Hoài), Đoàn gồm 15 “cụ” ( 6 nữ và 9 nam; đều là con số ĐẸP; này nhé: 6 = lục, phát âm chẳng khác gì LỘC và 9 = CỬU với ý nghĩa lâu dài trường thọ), lên ô tô nhằm hướng Thái Nguyên (Thủ Đô KC thời chống Pháp) để từ đó đi tiếp lên vùng cao Việt Bắc : Bắc Kạn và Cao Bằng- điểm dừng ngày đầu- biên giới với Trung Hoa. Theo “sơ đồ hành quân” mà ngày nay là lộ trình "du lịch", Đoàn đã theo quốc lộ 3 từ Thái Nguyên đi Cao Bằng (không kể đoạn Hà Nội- Thái Nguyên nay phần lớn đã thành cao tốc).
Thời tiết tạm thời bình thường không mưa nhưng cũng chưa được nắng đẹp. Thế là khá tốt bởi nhiều ngày vừa qua miền Bắc mưa rét.
“ Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”
Câu ca dao xưa sao thấy Cao Bằng xa vời và nổi nênh quá ! Mà cũng da diết làm sao ? Còn bây giờ chỉ chiều tối là chúng tôi đặt chân lên thành phố, vâng,TP Cao Bằng, chắc chắn vậy mà.
Thành phần của Đoàn gồm các cụ K5 là nòng cốt: Trung Hải, Khoa Phi, Xuân Hoài, Nguyệt Ánh, Bích Ngân, Phạm Phu và Hồ Uy Liêm (K5 & Internat), Nguyễn Thị Hà (dâu K5, vợ Việt Thường đã mất), Ngô thị Thu Thoa (vợ Hồ Uy Liêm), cụ trẻ nữ được mọi người luôn biết đến với nhiều vần thơ cảm xúc Thu Giang K3, cao tuổi nhất (bước sang tuổi 80, rể Internat&K2) cụ Trịnh Bá Phiến (fiohantb), được Trưởng Đoàn X.Hoài phong tặng là “trưởng lão” nhưng chưa lão, vẫn nhanh nhẹn hoà đồng theo nhịp bước của Đoàn mọi mặt đôi lúc còn đi lên nhịp trước, và có các cụ mới hội nhập: Nguyễn Hồng Nhật K6, Nguyễn Bá Tuân (Từ Tây Ninh ra) và Ngô Chí Hưng K4, Đỗ Thị Tính K3.
Thành phần tuy mang tính “tổng hợp” nhưng điều lạ là cực kỳ hài hoà thân thiết. Có lẽ vốn cùng “gốc” trải qua cuộc CM giải phóng dân tộc, các cuộc KC chống Pháp, chống Mỹ và chống bọn bành trướng xâm lược phương Bắc; đến ngày nay lứa tuổi bảy, tám mươi vẫn hăng say nhiệt tình như thủa nào Thiếu sinh quân và thiếu nhi học sinh VN KC tại Tổ quốc hay trên đất nước bạn thời kỳ CM đó.
Phần I-Ngày 27-2-2014 (27/Giêng/Giáp Ngọ):
ĐI TRẨY NƯỚC NON CAO BẰNG
CUỘC HÀNH HƯƠNG LÊN BIÊN GIỚI PHÍA BẮC là tên gọi của chuyến đi hai ngày 27 & 28 – 02 -2014, cũng là hai ngày cuối cùng tháng Giêng / GiápNgọ của Đoàn cựu HS LSQL có mở rộng, “đã thành công tốt đẹp” (theo cách nói mỗi dịp tổng kết bế mạc các cuộc họp quan trọng cấp cao của VN ngày nay). Xuất phát từ HÀ NỘI 6 h sáng ngày 27 (tại địa điểm tập trung 75B Trần Hưng Đạo, nhà cụ X.Hoài), Đoàn gồm 15 “cụ” ( 6 nữ và 9 nam; đều là con số ĐẸP; này nhé: 6 = lục, phát âm chẳng khác gì LỘC và 9 = CỬU với ý nghĩa lâu dài trường thọ), lên ô tô nhằm hướng Thái Nguyên (Thủ Đô KC thời chống Pháp) để từ đó đi tiếp lên vùng cao Việt Bắc : Bắc Kạn và Cao Bằng- điểm dừng ngày đầu- biên giới với Trung Hoa. Theo “sơ đồ hành quân” mà ngày nay là lộ trình "du lịch", Đoàn đã theo quốc lộ 3 từ Thái Nguyên đi Cao Bằng (không kể đoạn Hà Nội- Thái Nguyên nay phần lớn đã thành cao tốc).
Thời tiết tạm thời bình thường không mưa nhưng cũng chưa được nắng đẹp. Thế là khá tốt bởi nhiều ngày vừa qua miền Bắc mưa rét.
“ Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”
Câu ca dao xưa sao thấy Cao Bằng xa vời và nổi nênh quá ! Mà cũng da diết làm sao ? Còn bây giờ chỉ chiều tối là chúng tôi đặt chân lên thành phố, vâng,TP Cao Bằng, chắc chắn vậy mà.
Thành phần của Đoàn gồm các cụ K5 là nòng cốt: Trung Hải, Khoa Phi, Xuân Hoài, Nguyệt Ánh, Bích Ngân, Phạm Phu và Hồ Uy Liêm (K5 & Internat), Nguyễn Thị Hà (dâu K5, vợ Việt Thường đã mất), Ngô thị Thu Thoa (vợ Hồ Uy Liêm), cụ trẻ nữ được mọi người luôn biết đến với nhiều vần thơ cảm xúc Thu Giang K3, cao tuổi nhất (bước sang tuổi 80, rể Internat&K2) cụ Trịnh Bá Phiến (fiohantb), được Trưởng Đoàn X.Hoài phong tặng là “trưởng lão” nhưng chưa lão, vẫn nhanh nhẹn hoà đồng theo nhịp bước của Đoàn mọi mặt đôi lúc còn đi lên nhịp trước, và có các cụ mới hội nhập: Nguyễn Hồng Nhật K6, Nguyễn Bá Tuân (Từ Tây Ninh ra) và Ngô Chí Hưng K4, Đỗ Thị Tính K3.
Thành phần tuy mang tính “tổng hợp” nhưng điều lạ là cực kỳ hài hoà thân thiết. Có lẽ vốn cùng “gốc” trải qua cuộc CM giải phóng dân tộc, các cuộc KC chống Pháp, chống Mỹ và chống bọn bành trướng xâm lược phương Bắc; đến ngày nay lứa tuổi bảy, tám mươi vẫn hăng say nhiệt tình như thủa nào Thiếu sinh quân và thiếu nhi học sinh VN KC tại Tổ quốc hay trên đất nước bạn thời kỳ CM đó.
Trở
lại bài viết tuy chủ đề là cuộc hành hương lên
biên giới vào dịp ghi nhớ 35 năm cuộc KC chống quân phương Bắc xâm lược
VN
17-2-1979 trên toàn tuyến biên giới phía Bắc trải dài 6 tỉnh từ Lai
Châu, Lào
Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, đến Quảng Ninh. Tuy nhiên hành trình
của
Đoàn với thực tế có thể thực hiện là chỉ đi đến hai tỉnh biên giới có vĩ
độ cao hơi chếch về phía Đông : Cao Bằng và Lạng Sơn, có qua Bắc Kạn
nên khi viết entry này, với mình tôi
chỉ viết chân thực là “CHUYẾN ĐI CAO- BẮC-
LẠNG”. Hy vọng còn có dịp đến Lai Châu
và Hà Giang. (Còn Lào Cai có Sa Pa và Quảng Ninh có Hòn Gai và Móng Cái
thì vốn đã có các lần thăm thú).
Đường đi càng lên cao càng có sương mù mỗi lúc thêm dày đặc có lúc như mưa, thế nhưng đường sá tốt lên nhiều và số lượng xe càng lên vùng núi thì ít dần nên xe chạy vẫn bình thường và an toàn. Khi xe dừng ở Ngân Sơn (Bắc Kạn) ăn trưa (thực tế là đã quá 1h chiều) thì quán ăn mặc dù trong nhà nhưng tất cả như vừa qua một cơn mưa lớn nước hắt vào nền ướt sũng. Mọi người bảo: ai qua vùng này cũng phải quen cảnh này còn nếu không thì không phải là vùng miền núi Ngân Sơn. Từ Thái Nguyên lên , xe qua những địa danh gợi cho ta nhiều ký ức: Phủ Thông, Đèo Giàng (12 h trưa), Đèo Gió, Ngân Sơn …
Xin đưa lên một ít hình ảnh tôi có ghi lại được (có ngày & giờ) qua máy du lịch tự chớp (đôi chỗ có “nhờ” cụ khác bấm giúp để có hình mình trong máy, thực biết ơn người đã ân cần chăm sóc cho “trưởng lão”, không bỏ sót đồng đội)
( CÁC HÌNH ẢNH)
Đường đi càng lên cao càng có sương mù mỗi lúc thêm dày đặc có lúc như mưa, thế nhưng đường sá tốt lên nhiều và số lượng xe càng lên vùng núi thì ít dần nên xe chạy vẫn bình thường và an toàn. Khi xe dừng ở Ngân Sơn (Bắc Kạn) ăn trưa (thực tế là đã quá 1h chiều) thì quán ăn mặc dù trong nhà nhưng tất cả như vừa qua một cơn mưa lớn nước hắt vào nền ướt sũng. Mọi người bảo: ai qua vùng này cũng phải quen cảnh này còn nếu không thì không phải là vùng miền núi Ngân Sơn. Từ Thái Nguyên lên , xe qua những địa danh gợi cho ta nhiều ký ức: Phủ Thông, Đèo Giàng (12 h trưa), Đèo Gió, Ngân Sơn …
Xin đưa lên một ít hình ảnh tôi có ghi lại được (có ngày & giờ) qua máy du lịch tự chớp (đôi chỗ có “nhờ” cụ khác bấm giúp để có hình mình trong máy, thực biết ơn người đã ân cần chăm sóc cho “trưởng lão”, không bỏ sót đồng đội)
( CÁC HÌNH ẢNH)
CHIỀU: 17 h đến TP Cao
Bằng. Nhà khách (Hotel **) PHONG LAN. Nghỉ ngơi-Ăn tối. Ngủ sớm cho lại
sức, ngày mai 6 h sáng lên đường đi Lạng Sơn theo lộ trình mới không
trùng lại con đường đã đi qua, kết thúc ngày thứ nhất cuộc hành hương.
TẠM HẾT PHẦN I
CÒN TIẾP PHẦN II
Biết rằng, người thuyết
minh cho Đoàn- anh Tiến (đồng thời là người điều hành tour Hoa Phượng)
thông báo xe đi qua các địa danh đáng ghi nhớ như đèo Ble (lúc 14h35),
đèo & cầu Tài Hồ Xìn rồi mới đến Cao Bằng.
Với
danh nhân (theo bảng ghi ở đền) này, Nùng Trí Cao, thời Lý; cuộc đời
khá phức tạp. Lúc có công (đánh giặc Tống), khi phản nghịch (với nhà Lý)
và bị bắt rồi được tha...tôi cũng không phải là nhà sử học nên không
tham luận gì nhiều. Chỉ biết rằng tại nơi đền Kỳ Sầm có mấy câu đối chữ
Hán, trong đó tôi và cụ X. Hoài có đọc tại chỗ một câu đối sau đây:
(Nguyên văn bằng chữ Hán)
" Đế nghiệp vị thành nhân dĩ lão
Vương phong giáp tích quốc đồng hưu"
Tạm dịch nghĩa: Câu1_ Nghiệp đế chưa thành, người đã già lão.
Câu2- Tôi chỉ hiểu ý còn thì chưa nắm được hết vấn đề:
Vua phong chiến tích và cho nghỉ việc nước (?).Cụ nào nắm bắt rõ hơn xin cho biết. Xin được bổ sung và tôi chân thành cảm tạ. 14 nhận xét:
" Đế nghiệp vị thành nhân dĩ lão
Vương phong giáp tích quốc đồng hưu"
Tạm dịch nghĩa: Câu1_ Nghiệp đế chưa thành, người đã già lão.
Câu2- Tôi chỉ hiểu ý còn thì chưa nắm được hết vấn đề:
Vua phong chiến tích và cho nghỉ việc nước (?).Cụ nào nắm bắt rõ hơn xin cho biết. Xin được bổ sung và tôi chân thành cảm tạ. 14 nhận xét:
14 nhận xét:
***
Bài viết đầy đủ, nhận xét tinh tế; ảnh đẹp ghi lại những khoảnh khắc tự nhiên, vối chú thích rõ ràng dễ hiểu và dí dỏm.
Rất mong Cụ ra tiếp phần 2 sớm nhé. Chúc Cụ nghỉ ngơi cho lại sức sau một chặng đường dài.
CHÚC CỤ MẠNH GIỎI.
Chờ xem tiếp ảnh của cụ.