Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Thấy gì dưới đáy biển sau thảm họa cá chết?

Thấy gì dưới đáy biển sau thảm họa cá chết?


TP - “Đáy biển không còn chi nữa rồi! Cá chết nằm la liệt. Nhím, ngao, sò, ốc, vẹm chỉ còn lại vỏ. Rặng san hô đẹp như vườn hoa lung linh sắc màu, giờ ngả nghiêng, xiêu vẹo, ố vàng, nám đen xám xịt” - ngư dân Phạm Văn Thùy thông báo sau cú lặn thứ 2 xuống đáy biển, ngay phía trước xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình).
Thấy gì dưới đáy biển sau thảm họa cá chết? 
 Hiện vật cú lặn thứ 3 là cây san hô đỏ bị chết.
Ngư dân sợ lặn biển
Cả một buổi sáng, PV Tiền Phong rong ruổi khắp xã Nhân Trạch nhưng chẳng ai nhận lời lặn xuống thám sát đáy biển, nơi có rặng san hô kéo dài mấy km cách bờ biển Nhân Trạch và Quang Phú chừng 1 hải lí. Thông tin đáy biển la liệt xác hải sản khiến chúng tôi nóng lòng, nhưng ngư dân ở đây nói, rất sợ lặn xuống biển vì không biết chất độc gì đang nằm dưới đó.
Cậy nhờ đến ông Phạm Văn Khiển, trưởng thôn Nhân Quang động viên mọi người nhưng vẫn không ăn thua. Chỉ đến khi ông Khiển nói, các phóng viên đang giúp bà con mình phản ánh thông tin để Nhà nước biết, về tìm nguyên nhân xử lí, thì hai ngư dân Phạm Văn Thùy, Phạm Văn Quý, là con cháu của ông Khiển mới nhận lời.
 
 Chuẩn bị ra khơi bắt đầu chuyến lặn biển
 
 Anh Thủy trong bộ đồ lặn chuyên nghiệp xuống nước
Rặng san hô là nguồn sống của gần 1/3 ngư dân xã Nhân Trạch và Quang Phú. Muốn bắt thủy hải sản ở rặng san hô chỉ có duy nhất là lặn xuống đáy biển dùng lao hoặc tay không. Loài cá thì dùng lao để phóng khi phát hiện chúng nấp trong hang hốc; còn ngao, sò, ốc, vẹm, nhím biển thì chỉ cần dùng tay nhặt bỏ vào giỏ mang về. Mỗi ngày một thợ lặn có thể thu nhập từ 500 nghìn đến vài triệu đồng từ việc đánh bắt hải sản.
“Rặng san hô này ngày xưa đẹp lắm, đỏ có, xanh có, tím có, trắng có... như một vườn hoa lung linh sắc màu. Từ ngày cá chết, ngư dân bọn em chẳng ai ra đó vì sợ nước biển nhiễm độc. Đặc biệt, sau khi nghe thông tin mấy thợ lặn ở Vũng Áng bị nhiễm độc, có một người chết thì không ai dám ra tắm biển chứ đừng nói đến lặn biển. Hôm nay nể trưởng thôn lắm, bọn em mới đi đấy. Có đoàn các nhà khoa học từ Nha Trang ra, không thuê được thợ lặn ở đây, phải đưa thợ lặn từ Nha Trang ra để lấy mẫu của rặng san hô, bọn em chỉ nhận chở họ ra đó thôi” - anh Thùy nói.

Thuê thợ lặn tìm hiểu đáy biển phát hiện cá chết xếp lớp

Trước phát hiện của ngư dân về hiện tượng cá chết xếp lớp dưới đáy biển ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình, các cơ quan chức năng dự kiến sẽ tiến hành khảo sát vào sáng mai (7/5).
“Nghĩa địa” trong lòng biển
Thuyền ra cách bờ chừng 500m, chúng tôi đề nghị dừng thuyền để lặn thám sát đáy biển. Anh Quý cho biết, ở đây chưa đến rặng san hô, nước sâu chừng 10m. Khoảng 2 phút, anh Thùy ngoi lên khỏi mặt nước, trong chiếc giỏ mang theo, đựng đầy xác cá, xác vẹm, còn túi bóng đựng bùn đất được lấy từ đáy biển. Anh Thùy cho biết, nước ở tầng đáy có màu vàng đục khác thường, xác thủy hải sản chết nằm la liệt. Ngoài những bộ xương cá, còn có rất nhiều xác cá đang phân hủy và cá mới chết. Phần cát trộn với bùn đất lấy từ đáy biển có mùi hôi khó chịu.
 
 Hiện vật đầu tiên mà anh Thùy mang lên từ đáy biển, bao gồm xác cá, xác ngao và một ít bùn đất
 
 Hiện vật thứ 2 khiến mọi người thảng thốt.
Chiếc thuyền tiếp tục tiến ra rặng san hô, cách bờ chừng 1 hải lí. Cú lặn thứ hai của anh Thùy cũng nhanh như lần trước. “Đáy biển không còn chi nữa rồi! Dưới đó cá chết nằm la liệt. Nhím, ngao, sò, ốc, vẹm chỉ còn lại vỏ. Rặng san hô đẹp như vườn hoa lung linh sắc màu, giờ ngả nghiêng, xiêu vẹo, ố vàng, nám đen xám xịt hết rồi” - anh Thùy thông báo.
Cú lặn thứ 3 của anh Thùy cách bờ chừng 1,5 hải lí, sóng to khiến chiếc ống dẫn ôxy  bị bung đoạn khớp nối, nhưng anh Thùy cũng kịp mang lên một cây san hô đỏ nặng chừng 1,5kg. Cây san hô bị nám đen phần gốc, còn phần thân bị ố vàng, chỉ còn lại phần ngọn dính một ít màu đỏ sẫm. Anh Thùy nói, bình thường để nhổ được cây san hô rất khó vì nó dính chặt vào rạn đá, nhưng nay chỉ cần cầm vào nhấc nhẹ là lấy được. Điều này chứng tỏ nó đã chết nên phần gốc bị phân hủy. Mùi của cây san hô này cũng tanh nồng như xác cá chết.
 
Anh Quý cầm cặp nhím biển trên tay ngao ngán.
Trời về chiều, gió nồm càng lớn, chiếc thuyền nghiêng ngả có nguy cơ không trụ nổi, chúng tôi quyết định vào bờ. Sau 3 cú lặn ở 3 điểm khác nhau nhưng những gì mà thợ lặn mang lên đều chung kết quả, chỉ là xác chết của hải sản. Anh Thùy khẳng định, ở đây, đáy biển không còn thấy con vật gì sống sót, chỉ toàn xác chết của các loài hải sản nằm la liệt.
Đón chúng tôi trên bờ, ông Hồ Văn Nam, Bí thư Chi bộ thôn Nhân Quang với gương mặt buồn rầu nói: “Giờ chỉ mong là sao các cấp, các ngành sớm công bố nguyên nhân, chỉ ra ai đã gây ra thảm họa này để bắt họ phải chịu trách nhiệm. Dân chúng tôi sống nhờ vào biển, giờ biển thế này thì không biết sẽ ra sao. Cũng mong sao các nhà khoa học có cách gì xử lí tình trạng ô nhiễm đáy biển, nếu không sẽ là thảm họa đối với con người”.
Ngày 5/5/2016, ngay khi nhận được thông tin phản ánh tình trạng thủy hải sản chết nằm la liệt dưới đáy biển, Sở TN&MT Quảng Bình đã có Công văn số 768, báo cáo tình hình và đề nghị Bộ TN&MT cử chuyên gia vào cuộc đánh giá, cũng như tìm biện pháp xử lí môi trường đáy biển.

Phát hiện cá chết xếp lớp dưới đáy biển ở Quảng Bình

Ngày 5/5, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, các mẫu phân tích về cá chết ở các tỉnh Bắc Trung bộ của bộ này đã có kết quả.
Hoàng Nam

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Họa sĩ Sỹ Ngọc- Người chú kính yêu của “bà xã”


Họa sĩ Sỹ Ngọc
Người chú kính yêu của “bà xã”

Các ảnh:   Điêu khắc- Tượng Họa sĩ Sỹ Ngọc do Sỹ Hà, con trai cố Họa sĩ thực hiện (2016). Ảnh: Sỹ Hà


Bà Kim (vợ Họa sĩ Sĩ Ngọc, thím) và M.Hòa (cháu). Ảnh: Fiohantb

Bà Kim & Fiohantb (Hai thím cháu)


Chân dung Họa sĩ Sỹ Ngọc (tại gia đình)



Họa sĩ NGUYỄN SỸ NGỌC
Sinh : 25-12-1919.   Mất : 06-4-1990
Giải thưởng Hồ Chí Minh (Văn học Nghệ Thuật) năm 2000.
Vài nét tóm tắt về cố họa sĩ:
- Quê Khương Hạ, Thanh Trì, Hà Nội (nay thuộc Quận Thanh Xuân)
- Học Trường Mỹ Thuật Đông Dương Khóa XIII. (1939-1944)
- CMT8: Tham gia Đoàn quân Nam tiến.
- 1955-1965: Giảng viên ĐH Mỹ Thuật HN.
- Về sau công tác ở Báo Văn Nghệ. Có thời gian là P. Tổng Thư Ký Hội Mỹ Thuật VN.
- Sáng tác chủ yếu: Sơn mài. Một số tranh minh họa.
- Đương thời: Có những buổi thích chuyện trò thơ, rượu với các cụ Văn Cao, Tô Hoài.
- Tác phẩm: Bị mất mát khá nhiều, nay chỉ còn lại một ít tranh sơn mài tại Bảo tàng Mỹ thuật VN như bức Cái bát (hay Tình quân dân), Tan ca (Đề tài công nhân).

CÁI BÁT ( 1949)

TAN CA (1962)

* * * * *


DANH HỌA NGUYỄN SỸ NGỌC
Điêu khắc gia Sỹ Hà là con trai Danh Họa Sỹ Ngọc và cô Kim mà bất kỳ học trò Mỹ thuật nào đều yêu quý cô lắm...
Cô Kim cùng cô Quế < vợ hoạ sỹ Tạ Thúc Bình...mẹ của họa sỹ BaTê Tạ Trọng Trí > và cô Thụy <mẹ của hoạ sỹ Vũ An Chương> đều làm ở hành chính của trường Mỹ Thuật suốt bao nhiêu năm trời tận tuỵ lo cơm áo gạo tiền cho học trò...
Ba cô là mẫu mực của những người phụ nữ Hà Nội xưa...đẹp đẽ thanh khiết và chân tình nhân hậu...riêng cô Kim còn đẹp đài các kiêu sa...
Các thế hệ học trò Mỹ Thuật sau này đều yêu quý và coi các cô như Mẹ...
Điêu khắc gia Sỹ Hà còn là em trai hoạ sỹ Sỹ Bạch...Nẫu học với Sỹ Bạch 10 năm từ trung cấp lên Đại học Mỹ Thuật...
Sỹ Hà hiện sang Bắc Ninh sống...còn ông anh Sỹ Bạch thì sống ở Nha Trang...
Không chỉ Sỹ Bạch Sỹ Hà sẽ rất nhớ mà tất cả học sinh Mỹ thuật đều nhớ vô cùng ngôi nhà của Danh Hoạ Sỹ Ngọc và cô Kim cùng các anh chi em của Sỹ Bạch Sỹ Hà nằm trong trường Mỹ Thuật 42 phố Yết Kiêu...
Nẫu nhớ như in Danh Họa Sỹ Ngọc...chính ông là người góp tiếng nói với hoạ sỹ Nguyễn Đỗ Cung và hoạ sỹ giám đốc Bảo Tàng Mỹ Thuật Nguyễn Văn Y cho triển lãm tranh đầu tiên của Nẫu 20 tuổi và các hoạ sỹ Hà Giang được tổ chức ở bảo tàng Mỹ Thuật năm 1974....thấm thoắt đã hơn bốn chục năm rồi...
Danh Hoạ Sỹ Ngọc là nạn nhân bị đàn áp trong vụ Nhân văn Giai Phẩm cho dù Ông đóng góp cho Cách Mạng cho Kháng Chiến cho cuộc sống xây dựng Hoà Bình những Kiệt Tác Hội Họa của mình...điển hình như những tác phẩm nổi tiếng và có vị trí quan trọng trong nền Hội Họa Cách Mạng như những tranh sơn mài Cái Bát và Đổi Ca..
Kiệt tác sơn mài Cái Bát rực mầu vàng son truyền thống mà giản dị.đến nao lòng...danh hoạ Sỹ Ngọc diễn tả người Vệ Quốc Quân trẻ măng đang uống Bát Nước chè xanh hay nước vối chân quê và bên canh là Mẹ đang hạnh phúc nhìn ngắm con và cầm cái quạt nan quạt mát cho con...bức tranh Cái Bát không lớn...kích thước cũng từ tựa như Thiếu nữ Bên Hoa Huệ của Danh Hoạ Tô Ngọc Vân và Em Thuý của Danh Hoạ Trần Văn Cẩn...nhưng đã để lại xúc động sâu thẳm và những giọt nước mắt chân thành của người xem...
Trong kiệt tác sơn mài khổ lớn thứ 2 có tên Đổi Ca...danh hoạ Sỹ Ngọc diễn tả cái thời khắc tan ca và tiếp ca của công trường khổng lồ mỏ than Quảng Ninh những ngày đầu hòa bình...đó là một bước chuyển mình lớn lao của Dân Tộc của cuộc sống...
Ai đã một lần đứng trước bức tranh này không thể quên cái hoà sắc hiếm hoi khi ấy của tranh sơn mài...hòa sắc xanh lạnh mà cực kỳ trữ tình...và chúng ta cũng không thể quên được nhân vật chính chiếm không gian lón của bức tranh...đó là một thiếu nữ công nhân đứng lặng lẽ xao xuyến thoáng qua một phút giây trong thời khắc Tan Ca Đổi Ca...
Trên khuôn mặt quấn khăn của cô gái công nhân ấy lộ ra đôi mắt tuyệt đẹp mơ mộng thị thành và vóc dáng thanh cao đã nói hết những điều đáng nói của cuộc sống mới sang trang có quá nhiều đổi thay ngỡ ngàng buồn vui với con người...
Có lẽ thông điệp của bức tranh ..thông điệp mà danh hoạ tài năng sâu sắc Sỹ Ngọc gửi gắm là cả dân tộc này đã vật vã chuyển mình liên tục trong sống còn như những cuộc Đổi Ca Vĩ Đại của lịch sử
Bởi tàn tích của tai nạn nhân văn nên những thế hệ con cháu sau này như Sỹ Bạch Sỹ Hà và các học trò dư Nẫu đều thấy Danh Họa Sỹ Ngọc sống lặng lẽ thâm trầm và đặc biệt ít nói ít cười...ánh mắt Ông nhân hậu nhưng lạnh lùng quắc thưỡc...
Ôi...những hoạ sỹ Lớn của Hội Họa Việt Nam thế hệ Trường Mỹ Thuật Đông Dương đã ra đi lâu rồi...cũng như những Nghệ Sỹ Tài Danh khác...Danh Họa Sỹ Ngọc đã để lại cho nền Hội Hoạ Việt Nam những kiệt tác của ông...và riêng Ông còn để lại dáng vóc thanh cao cương trực và tâm tình không nói của Ông cho con cháu và rất rất nhiều học trò...
Ôi...chắc cũng như Sỹ Bạch Sỹ Hà...Nẫu nhớ Ông vô cùng...!!!
........................................................................................................................
Nẫu xin được giới thiệu với bạn bè chùm thơ vui mà sâu sắc của điêu khắc gia Sỹ Hà...
S Hà
Thơ lẩn thẩn đây
NGƯỜI ĐIÊN
Người điên ăn nói vòng vèo
nhìn thấy con mèo lại sủa gâu gâu
Người điên thì sống rất lâu
Vô tư ăn nói mà không hại gì
Người điên chẳng nhớ cái chi
Chẳng buồn cũng chẳng lụy chi cái tình
ôi ôi sướng quá người điên !
------------------------------------------------------------
NHÀ THƠ
Người đời hay bảo nhà thơ
Mà không lẩn thẩn thì THƠ cái gì
Thẩn thơ , thơ thẩn , thẫn thờ
Đấu bù tóc rối vật vờ như ma
Nàng thơ chợt đến - úi chà
chạy như ma đuổi " này bà bút đâu ?"
Nhà thơ chẳng sống được lâu !
. . . . . . . . . .